Thứ Hai, 14 tháng 8, 2017

Cần lưu ý những gì khi bị bệnh chàm da

Chàm da, tên khoa học là eczema là một căn bệnh khá phổ biến trên thế giới, nhất là ở các quốc gia đang phát triển và Việt Nam là một trong những đất nước chiếm tỉ lệ lớn. Đặc biệt, bệnh thường có dấu hiệu tái phát nhiều lần nếu không biết cách ngăn chặn bệnh chàm khô và cách điều trị bệnh như thế nào, bảo vệ da đúng cách. Để kiểm soát sự tiến triển của bệnh, mỗi người cần phải có những lưu ý sau

Tránh gãi lên chỗ da bị chàm

Các bậc cha mẹ thường lo sợ chàm da ảnh hưởng đến sức khỏe của bé, nhất là bệnh chàm khô ở trẻ. Khi mắc bệnh, các triệu chứng xuất hiện từ nhẹ đến nặng, ban đầu là những vết ngứa, da nổi mẩn đỏ sau đó, xuất hiện các mụn nước, dần dà về sau các mụn nước vỡ ra. Do vậy, trẻ thường có cảm giác ngứa ngáy, khó chịu vô cùng, dẫn đến có thói quen hãy gãi để đỡ ngứa hơn.
Song, các bác sĩ cho rằng, việc gãi ngứa chỉ có tác dụng tạm thời, chỉ là bớt ngứa nhưng ngược lại, da dễ bị mưng mủ, bội nhiễm hơn cả. Vì thế, để góp phần chữa lành các vết thương, giúp làn da khô hơn, mịn màng hơn thì tuyệt đối không nên gãi lên chỗ da bị chàm, đặc biệt với những người đã chuyển sang tình trạng á sừng.

Tránh để da khô

Da bị khô thường gây ra tình trạng nứt nẻ, bong tróc da khiến cho bệnh tình ngày một nặng thêm. Chính vì thế, để chữa bệnh chàm khô thì quan trọng nhất là tránh để da bị khô. Vậy, làm gì để da không bị khô, đó chính là bổ sung đủ nước cho cơ thể mỗi ngày, nhất là thời tiết mùa hè là thời điểm da dễ bị mất nước nhất.
Bạn cần bổ sung đủ nước, ít nhất là 2-3 lít mỗi ngày để cơ thể luôn được bù đắp nước liên tục. Bên cạnh đó, nên bổ sung các loại thức uống đa dạng như nước ép trái cây, sữa chua hoặc canh, súp.
Ngoài ra, người bệnh có thể sử dụng một số các loại kem dưỡng ẩm, song cần đảm bảo chúng an toàn cho làn da của bạn. Tốt nhất, bạn nên trực tiếp hỏi ý kiến của bác sĩ chuyên khoa để biết thêm bị chàm da nên bôi thuốc gì cho hiệu quả.

Hạn chế quần áo quá bó

Việc tiếp xúc với một số chất liệu quần áo, nhất là vải jeans, len khiến cho da bức bối, dẫn đến tế bào da không được thông thoáng, là điều kiện cho nấm chàm da phát triển. Vì thế, người bệnh nên mặc những chất vải thoáng, không quá bó để bảo vệ da.

Ngoài ra, một số loại bột giặt, nước xả, dầu gội cũng dễ gây kích ứng da, vì vậy người bệnh chàm mủ và cần thay đổi sang những loại hóa chất ít chất tẩy, đặc biệt với chàm ở trẻ nhỏ thì nên sử dụng các loại dầu gội sinh học, chiết xuất từ thiên nhiên để tránh dị ứng da.

0 nhận xét:

Đăng nhận xét